Ổ dịch Nam Kinh lan ra 27 thành phố gây hoảng loạn, Bắc Kinh thất thủ phong tỏa nhiều nơi
Trong vòng 9 ngày, dịch bệnh bùng phát ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, lan sang 27 thành phố thuộc 15 tỉnh của Trung Quốc. Ngày 29/7, Giám đốc Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia đã vội vàng đến Nam Kinh để chỉ đạo chống dịch. Thủ đô Bắc Kinh cũng báo cáo xuất hiện các ca nhiễm mới.
- 35.000 người Mỹ đã tiêm phòng vẫn mắc Covid-19 mỗi tuần
- Trong 2 tháng, 2.700 bệnh nhân COVID-19 Indonesia chết khi cách ly tại nhà; Cảnh báo nửa dân số Myanmar nhiễm virus
Tờ The Epoch Times dẫn lời ông Tang Jingyuan, nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc, cho biết: “Dịch bệnh ở Nam Kinh đang nằm ngoài tầm kiểm soát và có thể lan sang nhiều tỉnh hơn nữa với tốc độ và quy mô không khống chế được”.
Trung Quốc trải qua đợt dịch mới lớn nhất chỉ sau Vũ Hán
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã cử ông Vương Hạ Thắng (Wang Hesheng), Giám đốc Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia, khẩn cấp đến Nam Kinh để kiểm soát dịch.
Biến thể Delta gây hoảng loạn ở Nam Kinh. Hơn 9 triệu cư dân trong thành phố được lệnh thực hiện ít nhất hai lần kiểm tra COVID-19 trong 9 ngày qua. Toàn thành phố gần như phong tỏa, theo Sound of Hope.
南京市 不去隔离 強制押走
— 白七 (@tw_tomy_) July 28, 2021
2021年7月28日 pic.twitter.com/CYUcKAHwGx
Ca nhiễm đầu tiên tại Nam Kinh được công bố vào ngày 20/7, và chỉ hơn một tuần sau, thêm 171 trường hợp được xác nhận vào ngày 28/7. Tuy nhiên, tổng số ca lây nhiễm được cho là cao hơn vì chính quyền Trung Quốc tính những người mắc bệnh không triệu chứng vào danh sách khác.
Tờ Tân Hoa xã cho biết ca bệnh đầu tiên có liên quan đến ổ dịch tại sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh vào ngày 10/7. 9 nhân viên dọn vệ sinh sân bay cho kết quả dương tính với COVID-19 vào ngày 20/7 khi kiểm tra định kỳ. Trước đó, họ đã lây lan virus cho các nhân viên khác tại sân bay.
Kể từ khi dịch bùng phát ở Nam Kinh, ngày càng nhiều thành phố của Trung Quốc công bố các ca mắc mới biến thể Delta.
Tối ngày 28/7, thành phố Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam thông báo một số khách du lịch được chẩn đoán mắc COVID-19 sau khi về quê ở các tỉnh khác.
“Hơn 2.000 khán giả xem chương trình tại Nhà hát Meili Xiangxi từ 6-7 giờ tối ngày 22/7 có nguy cơ lây nhiễm cao”, thành phố Trương Gia Giới thông báo. Tất cả khán giả được yêu cầu báo cáo chính quyền địa phương và thực hiện các biện pháp kiểm dịch tập trung.
Báo cáo cho thấy hiện có 754 đoàn du lịch ở Trương Gia Giới với tổng số 11,900 người. Cư dân mạng cho rằng, đây là quả bom hẹn giờ có thể phát nổ bất cứ lúc nào .
Tại Bắc Kinh, một cặp vợ chồng được xác nhận dương tính với COVID-19 sau khi trở về từ Hồ Nam. Nơi ở của họ và 9 khu dân cư gần đó bị phong tỏa. Các cư dân cho biết họ sẽ được theo dõi trong ít nhất hai tuần và xét nghiệm ba ngày một lần.
Đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy cổng khu dân cư Huilong Quan phía bắc Bắc Kinh bị đóng kín. Một cư dân mạng bình luận: “Khu dân cư đã bị phong tỏa. Tôi muốn biết làm thế nào những người còn đang đi dép lê và đi bộ quanh đó có thể trở về nhà? Có nhiều người giống như tôi. Một làn sóng người đứng bên ngoài cổng”.
北京回龙观龙越苑二区,封! pic.twitter.com/CzMzRmaWOo
— 鲁 难 (@lunanweiyi) July 28, 2021
90% ca nhiễm COVID-19 đợt dịch này ở Nam Kinh đã tiêm chủng
Trước tình hình dịch bệnh bùng phát mạnh, ông Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong), Chủ nhiệm Khoa Truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán, ngày 29/7 đăng trên Weibo rằng: Đối với đợt dịch hiện nay ở Nam Kinh, nếu kiểm soát hiệu quả, dịch bệnh có thể được khống chế trong vài tuần. Nếu có thêm các trường hợp không liên quan đến sân bay Lộc Khẩu ở Nam Kinh, nó cho thấy quy mô của dịch sẽ lan rộng và có thể cần áp dụng nhiều biện pháp hơn.
Ông Trương nói thêm rằng, về tác dụng của vắc xin, đợt dịch lần này ở Nam Kinh cũng như lần trước ở Quảng Châu, đều có người nhiễm virus sau khi tiêm phòng. Vắc xin Trung Quốc chỉ có thể đóng một vai trò nhất định trong việc làm chậm sự lây lan và giảm tỷ lệ tử vong, nhưng không thể tiêu diệt tận gốc dịch bệnh.
Trong khi đó, một người dân tại Nam Kinh nói với Đài Á Châu Tự Do rằng trong các trường hợp lây nhiễm lần này, có “hơn 90% đã tiêm vắc xin, trong đó có 7 ca bệnh nặng. Loại vắc xin này thực sự không có tác dụng”.
Giáo sư y tế cộng đồng người Anh, ông Mukesh Kapila, đánh giá vắc xin do Trung Quốc sản xuất không những không hiệu quả mà còn có thể dẫn đến sự xuất hiện các biến thể mới.