Vì sao Triều Tiên bất ngờ thay đổi: Dừng rải truyền đơn, dỡ 10 loa phóng thanh
Triều Tiên lại một lần nữa khiến thế giới bất ngờ khi Chủ tịch Kim Jong-un vào ngày 23/06 đã ngay lập tức quyết định hoãn các hành động quân sự với Hàn Quốc do Bộ Tổng tham mưu quân đội Triều Tiên đề xướng.
- Cập nhật sáng 25/6: Mỹ điều tra lốp xe nhập từ Việt Nam vì nghi bán phá giá; Phó chủ tịch thị xã bị tống tiền 5 tỷ đồng
- Bị tẩy chay, Trung Quốc tìm đường thoát kinh tế ở phía Tây, nhưng liệu có thành?
- Mỹ xác định Huawei và 19 công ty do quân đội Trung Quốc đứng sau
Triều Tiên đã thông báo chính thức dừng kế hoạch rải truyền đơn chống Hàn Quốc, dỡ 10 loa phóng thanh công suất lớn ở biên giới liên Triều gần huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon mà vừa lắp đặt vào ngày 23/6, đồng thời gỡ bỏ hầu hết các bài báo chỉ trích Hàn Quốc.
Trước đó chỉ vài ngày, Triều Tiên đã cho nổ văn phòng liên lạc chung liên Triều tại Kaesong, đe dọa diễn tập tại khu phi quân sự và từ chối yêu cầu đàm phán của Seoul. Vậy vì sao Triều Tiên lại có thay đổi bất ngờ như vậy?
Báo quốc tế đưa ra nhận định rằng, đây có thể là chiến lược có tên là “miệng hố chiến tranh” được Triều Tiên áp dụng, chiến lược này có tên tiếng Anh là Brinkmanship, Điều cốt lõi của chiến lược này là đạt được sự thành công trong việc đàm phán bằng những điều bất hợp lí. Bên hiếu chiến hơn hơn có khả năng đạt được các điều khoản tốt hơn nếu chiến lược của họ thành công. Có thể nói đây là chiến lược cố tình theo đuổi chính sách nguy hiểm, chủ động tạo ra căng thẳng và dừng lại ngay trước giới hạn.
Chiến lược này từng phổ biến trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, thể hiện rõ nét qua Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Thời điểm đó, Nga đã lắp đặt tên lửa hạt nhân tại Cuba, với tầm bắn vươn tới Mỹ để thách thức Hoa Kỳ.
Phản ứng với việc này, thay vì kế hoạch đàm phán mềm mỏng, chính quyền của cố Tổng thống John F. Kennedy đã thể hiện sự cứng rắn khi phong tỏa Cuba, chặn tàu chiến của Nga tiếp cận khu vực, khiến hai cường quốc gần như đã bước một chân vào chiến tranh hạt nhân.
Triều Tiên được nhận định là đang theo đuổi chiến lược này, nhưng ở quy mô và mức độ nhỏ hơn. Lấy cớ từ việc có nhiều truyền đơn chống Triều Tiên ở khu vực biên giới với Hàn Quốc, Bình Nhưỡng đẩy căng thẳng lên cao trào. Thể hiện bằng việc cắt đứt đường dây nóng, làm nổ văn phòng liên lạc, gửi lực lượng tới khu phi quân sự, lập lại khu vực tiền trạm, lắp loa phóng thanh dọc biên giới và thông báo tiến hành rải truyền đơn. Tuy nhiên, khi cảm thấy có đủ độ nặng, Triều Tiên đã hạ giọng, chủ động xuống thang.
Chiến lược này của Triều Tiên nhằm đạt mục đích gì?
Theo báo quốc tế, có 3 mục đích mà Triều Tiên muốn đạt được, đó là:
Thứ nhất, Bình Nhưỡng thể hiện vị thế “nắm cán dao” trong quan hệ với Seoul, buộc Hàn Quốc phải nhượng bộ, cụ thể là Triều Tiên công khai tiết lộ yêu cầu đàm phán bí mật của phía Hàn Quốc.
Thứ hai, chiến lược này xây dựng hình ảnh bà Kim Yo-jong trở thành người có lập trường cứng rắn lúc cần thiết và hình ảnh ông Kim Jong-un là có thể thoả hiệp, sẵn sàng hạ nhiệt vì lợi ích chung.
Thứ ba, đưa bà Kim Yo Jong vào vai trò lãnh đạo, nhưng tái khẳng định quyền lực tuyệt đối của ông Kim Jong-un.
Chiến lược này của Triều Tiên đang được nhận định như vậy, tuy nhiên, trên thực tế cũng cần xem xét các hành động của Hàn Quốc và Mỹ để có được cái nhìn gần hơn về thực tế sẽ diễn ra tiếp theo những gì.
Hiện của Hàn Quốc là tương đối thận trọng. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In đã có bài phát biểu về quan hệ liên Triều trong buổi kỷ niệm 20 năm hội nghị thượng đỉnh Seoul – Bình Nhưỡng, ông kêu gọi Bình Nhưỡng không đi ngược lại các thỏa thuận, khẳng định sự cam kết của Hàn Quốc với thỏa thuận thượng đỉnh vào năm 2018 nhưng người phát ngôn của Hàn Quốc cũng đưa ra tuyên bố “sẽ không tiếp tục chịu đựng những lời lẽ và hành động vô lý của Triều Tiên thêm nữa”.
Đồng thời, Mỹ cũng tuyên bố hoàn toàn ủng hộ nỗ lực của Seoul trong quan hệ liên Triều và kêu gọi Bình Nhưỡng “kiềm chế các hành động phản tác dụng”. Vào ngày 23/6, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương Marc Knapper khẳng định Mỹ sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên nhưng không đề cập khả năng về thay đổi trong chính sách đàm phán.
Quan hệ giữa hai miền liên Triều luôn là điểm nóng thu hút giới quan sát, Chủ tịch Kim Jong Un và người em gái Kim Yo-jong vẫn đang là ẩn số với thế giới.