Sau khi tổng thống Donald Trump đăng một dòng trạng thái trên Twitter hôm 07/04 về sự “thiên vị” của WHO đối với Trung Quốc, truyền thông quốc tế liền đổ xô vào mổ xẻ “chiết áp” điều khiển WHO của chính quyền Bắc Kinh.

Tính đến ngày 12/4, hàng trăm ngàn cư dân mạng đã ký tên trực tuyến yêu cầu người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải từ chức, với tổng số chữ ký sắp cán mốc 1 triệu. (Ảnh chụp màn hình).
Đài RFI có bài: “Giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới chỉ là ‘cái loa’ của Bắc Kinh” và giới thiệu Tedros Adhanom Ghebreyesus, nguyên đảng viên ĐCS Ethiopia có quan hệ “đồng chí” hữu hảo được Bắc Kinh hậu thuẫn vào ghế giám đốc WHO năm 2017. (Ảnh FB Tedros Adhanom Ghebreyes).
Với một hồ sơ “không sạch” vì đã che giấu nạn dịch tả ở Ethiopia trong cương vị Bộ trưởng y tế (2005-2012) và sau đó là Ngoại trưởng (2012-2016). Thời điểm đó, Trung Quốc “đổ” nhiều tỷ đô vào Ethiopia. Ngay sau khi được bầu làm tổng giám đốc WHO, ông Tedros vội đến Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống y tế của nước này: “Chúng ta đều có thể học được điều gì đó từ Trung Quốc.” (Ảnh FB Tedros Adhanom Ghebreyes).
Dưới sự lãnh đạo của ông Tedros, WHO đã chấp nhận những dối trá về virus Vũ Hán của Trung Quốc, và giúp Bắc Kinh phủi trách nhiệm, thông qua những tuyên bố có vẻ nghiêm túc. Ngày 14/01, trước cả khi phái đoàn chính thức của WHO đến Trung Quốc, họ đã nhắc lại như vẹt “không có bằng chứng rõ ràng là virus này lây từ người sang người.” (Ảnh FB Tedros Adhanom Ghebreyes).
Ngày 29/01/2020, vào lúc thế giới bắt đầu nhận ra tầm cỡ hoạ loạn của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, ông Tedros lại tuyên bố “Trung Quốc xứng đáng được chúng ta biết ơn và trân trọng”. Rồi ông đến thăm Bắc Kinh và ca ngợi “tính minh bạch” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi Trung Quốc cho biết có hơn 4.500 ca nhiễm virus.
(Ảnh: Lower Cape TV / Flickr).
Trong bài viết “Làm cách nào Bắc Kinh giật dây Tổ chức Y tế Thế giới?” của đài RFI, có phân tích do Washington không chú tâm đến hệ thống đa phương, Bắc Kinh khai thác cơ hội đẩy các quân cờ vào các định chế quốc tế để thao túng. Bắc Kinh kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp một số tổ chức như Cơ quan Lương nông Liên Hiệp Quốc FAO, Tổ chức Y tế Thế giới… đến cả tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol… Bắc Kinh “lo lót” trên 200 triệu euro để giành cho được chiếc ghế ở FAO. (Ảnh FB Tedros Adhanom Ghebreyes).
Hôm 08/04, tác giả Lanhee J.Chen (Trần Nhân Nghi), thành viên Hoover Institution viết: “Hoa Kỳ cần phải hành động tích cực hơn để thay đổi cung cách làm việc và lãnh đạo ở WHO, tổng giám đốc sắp tới không thể là con dấu cao su của Bắc Kinh.” (Ảnh FB Tedros Adhanom Ghebreyes).
Chưa biết tổng giám đốc mới sẽ là ai nhưng Tedros đã kịp làm “bẩn” một trang lịch sử quốc tế và hé lộ bộ mặt thật của “Bắc Kinh”. Đương nhiên chẳng ai có thể thoát khỏi sự “phán xét cuối cùng” của lịch sử.
(Ảnh FB Tedros Adhanom Ghebreyes).

Mời các bạn xem thêm thông tin chi tiết:

videoinfo__video.tin360.tv||c9e57355c__

Ad will display in 09 seconds