Chuyên gia thủy lực: Xả lũ đập Tam Hiệp giống một cơn sóng thần
Chuyên gia thủy lực nổi tiếng Vương Duy Lạc cảnh báo người dân Trung Quốc rằng đập Tam Hiệp không chỉ không kiểm soát được lũ, mà các quan sát và nghiên cứu mới nhất phát hiện ra sức công phá xả lũ của đập Tam Hiệp mạnh gấp 25 lần lũ tự nhiên, tương đương sóng thần.
- Tiết lộ nội dung dự luật các nghị sỹ Mỹ trao quyền ông Trump trừng phạt Trung Quốc vì Covid-19
- Mỹ mời Việt Nam thảo luận tái cấu trúc chuỗi cung ứng, tách khỏi Trung Quốc
- Cập nhật trưa 14/5: Gia đình Hồ Duy Hải cung cấp ‘chứng cứ ngoại phạm mới’ FBI tố Trung Quốc đánh cắp nghiên cứu Covid-19 của Mỹ
Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Wang Weiluo) đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về công trình đập Tam Hiệp đồng thời trích dẫn số liệu tính toán của các học giả trong nước và đưa ra cảnh báo đó trong buổi trả phỏng vấn với tờ Sound of Hope (SOH) ngày 9/5 vừa qua.
Những kết luận của các chuyên gia trong nước mà Tiến sĩ Vương đưa ra trong buổi phỏng vấn gồm có số liệu tính toán của Trình Hải Vân (Cheng Haiyun), nghiên cứu của Trần Lực (Chen Li) và tài liệu của Hứa Ngân Sơn (Xu Yinshan) thuộc Ủy ban Bảo tồn Nước sông Dương Tử.
Các nghiên cứu và quan sát chỉ ra rằng sau khi đập Tam Hiệp đưa vào hoạt động, đã xảy ra một thay đổi lớn về xả lũ ở hạ lưu sông Dương Tử (Trường Giang). Tổng thời gian lũ tràn ở hạ lưu đập sông Dương Tử, đoạn từ Nghi Xương tới Thạch Đầu từ 30 tiếng tự nhiên như trước đây đã rút ngắn xuống chỉ còn 6 tiếng. Khi tốc độ xả lũ nhanh gấp 5 lần so với lũ tự nhiên thì sức tàn phá của nó gấp 25 lần.
Tiến sĩ Vương nói rằng “cứ cho là tăng hay giảm lưu lượng xuống 5.000 mét khối mỗi giây đi! Với mức độ như vậy, nó liền thay đổi bản chất lưu động của nước sông. Nó tạo thành những làn sóng đứng, nếu bạn tưởng tượng một chút, nó hơi giống một cơn sóng thần!”. Sau đó những cột sóng sẽ lao về phía trước, bởi vì nó có độ cao nên khi di chuyển về phía trước thì tốc độ của nó gấp 5 lần so với ban đầu. Động năng tỷ lệ với bình phương tốc độ nên làm tăng sức mạnh, áp lực và sức tàn phá của nó lên 25 lần.
Mặt khác, thời gian lũ quét từ Nghi Xương đến hạ lưu được rút lại chỉ còn 1/5 khiến người dân không có đủ thời gian ứng phó hoặc di chuyển tránh lũ.
Ông Vương viện dẫn một tình huống năm 1975, khi đập Bản Kiều ở tỉnh Hà Nam bị sụp kéo theo hơn 60 hồ chứa bị vỡ, khiến 23 vạn người chết. Khi đập Bản Kiều vỡ, lưu lượng lũ chảy lớn nhất là 17.500 mét khối mỗi giây. Trong khi khối lượng xả của đập Tam Hiệp lên tới 45.000 mét khối một giây thì hậu quả của nó lớn hơn nhiều so với Bản Kiều.
Tồi tệ hơn nữa ở thượng nguồn sông Trường Giang lại xây dựng kênh rạch hóa và duỗi thẳng, dẫn đến tốc độ dòng chảy nhanh hơn. Đây là phương pháp dẫn dòng cũ của Đức cách đây hơn 100 năm.
Trước đó, dòng sông ban đầu chảy tự nhiên theo hình chữ S và cong theo địa hình, tốc độ chảy và áp lực giảm đáng kể. Khi chính quyền Bắc Kinh nắn thẳng dòng chảy để lấy đất xây dựng thành phố và làm nông nghiệp họ đã không nhìn thấy hậu quả. Đường thẳng khiến lũ chảy ngày càng nhanh hơn và xung kích của lũ ngày càng lớn gây áp lực đối với lũ hạ lưu. Thêm nữa kè sông ở hai bên sông Trường Giang đều là kè đất, chúng không thể chịu được sức tàn phá của dòng nước, khiến việc kiểm soát lũ ở khu vực hạ lưu của đập càng nguy hiểm hơn.
Tiến sĩ Vương Duy Lạc cho biết, Lý Bằng (Li Peng) [cựu Thủ tướng Trung Quốc] từng đề xuất vào năm 1984 rằng nếu mực lưu trữ nước của Tam Hiệp đạt 180 mét, khả năng lưu trữ lũ của nó là 22 tỷ mét khối. Cuối cùng nó được phê duyệt là 175 mét mực chứa nước, và khả năng lưu trữ lũ của nó là 22,15 tỷ mét khối. “Bạn có thấy vấn đề không? Mực chứa nước Lý Bằng nói là cao hơn 5 mét so với con số 175! Nhưng khả năng lưu trữ lại nhỏ hơn tới 100 triệu đến 150 triệu mét khối”, ông nói.
Thảm họa lớn khi tính toán sai về sức chứa của đập Tam Hiệp đã được tiên liệu từ lâu. Tuy nhiên nhiều phần tử trí thức trong Chính phủ từ đầu tới cuối che giấu lỗi thiết kế công trình Tam Hiệp. Họ nói rằng số liệu lãnh đạo cho phép ghi bao nhiêu họ mới dám viết bấy nhiêu. Theo Tiến sĩ Vương, ĐCS Trung Quốc không cần những trí thức có tài năng thực sự mà quan trọng hơn là cần những trí thức trung thành và nghe theo đảng.
Vào thời điểm chuẩn bị xây dựng, Giáo sư Trương Quang Đẩu (Zhang Guangdou), người chịu trách nhiệm thiết kế công trình Tam Hiệp, đã viết thư gửi Phó giám đốc của Ủy ban Xây dựng Tam Hiệp, rằng dung tích đã bị tính toán sai. Điều này sau đó Tiền Chính Anh (Qian Zhengying) và Ủy ban Thủy lợi sông Trường Giang cũng đều biết, nhưng người dân Trung Quốc không biết bởi vì vấn đề này được viết trong một lá thư.
Chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Trung Quốc Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli) cũng từng 3 lần gửi thư cho ông Giang Trạch Dân khuyên không nên xây dựng đập Tam Hiệp, ông dự đoán 12 loại hậu quả tai hại sẽ xảy ra sau khi hoàn thành. Nhưng sau đó siêu đập này vẫn được xây dựng và các chuyên gia đang lo ngại tác động của nó từ các khía cạnh lũ lụt, địa chất, môi trường sinh thái, và an sinh quân sự.
Theo wikipedia, đập Tam Hiệp làm từ bê tông cốt thép, có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển, thành đập cao 181 mét so với nền đá. Công trình sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông, 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel). Mực nước đập cao tối đa 175m, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110m.