Video: Con ngựa có kiểu chạy kỳ lạ khiến nhiều người ngạc nhiên
Con ngựa là một minh chứng cho thấy không phải lúc nào chúng cũng có thể thực hiện dáng đi uyển chuyển; mà đôi khi chúng cũng có dáng chạy khá vui nhộn.
- Video: Cún con ăn vạ trắng trợn trước mặt mèo
- Đang xác minh video công an một tay cầm điện thoại quay, một tay cầm vật giống súng nói chuyện với dân
Nội dung chính
Video về con ngựa có kiểu chạy kỳ lạ
Câu chuyện ‘Tái ông thất mã’ với nội hàm thâm sâu mấy người thấu hiểu
Một ông lão ở vùng biên giới có một con ngựa. Một hôm, con ngựa chạy sang nước Hồ và mất tích; bà con thân thích với ông lão liền đến thăm hỏi chia buồn; ông lão lại cười bảo: “Mất ngựa biết đâu lại có phúc”.
Vài tháng sau, con ngựa trở về, một con ngựa lớn khác bên nước Hồ cũng theo nó về. Những người quen đến xem ngựa đẹp đều chúc mừng, ông lão lại cau mày nói: “Tự dưng được tuấn mã, biết đâu lại gặp tai họa”.
Từ khi có thêm con tuấn mã, con trai của ông lão rất thích và thường cưỡi nó. Một hôm không may bị ngã ngựa gãy chân. Họ hàng, người quen đều đến thăm hỏi, chia buồn; ông không buồn một chút nào, bình thản nói: “Con trai tôi bị gãy chân, biết đâu lại là cái phúc”.
Không lâu sau, giặc Hồ sang xâm lược. Thanh niên trai tráng đều được điều động ra chiến trường. Giặc Hồ rất hung hãn, thiện chiến, mười thanh niên thì đến chín người bỏ mạng nơi chiến địa. Con trai của ông lão vì bị què chân không phải đi lính nên vẫn toàn mạng.
Đạo lý thâm sâu qua câu chuyện ‘Tái ông thất mã’
Truyện được trích từ tác phẩm Hoài Nam Tử của Hoài Nam Vương Lưu An, cháu nội của Hán Cao Tổ Lưu Bang. Ông là một bậc thầy tinh thông về Đạo thuật. Câu chuyện ‘Tái ông thất mã’ là minh họa cho một câu trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử: Họa là nơi phúc nương tựa, phúc là nơi họa ẩn nấp.
Nguyên lý âm dương, tương sinh tương khắc của Đạo gia là trong âm có dương, trong dương có âm. Vì vậy, khi gặp tai họa thì cũng phải có mầm phúc ẩn chứa trong đó; khi gặp phúc cũng phải có mầm họa tiềm ẩn bên trong.
Cuộc đời con người cũng như vậy, khi được thì có cái mầm mất đã nảy sinh; khi mất thì cái mầm được cũng liền có. Khi hiểu rõ nguyên tắc này, chúng ta sẽ hành xử theo các nguyên tắc đạo đức; sống thuận theo tự nhiên, không phải lo lắng hơn thua trong cuộc sống.
Người không hiểu được nguyên lý này, cả đời sống trong đau khổ, mệt mỏi, lo toan được mất, thắng thua; tâm trí không một giây phút bình yên, ăn không ngon ngủ không yên.
Có người vui khi thắng, nhưng khi thua lại thấy buồn. Khi hiểu được nguyên tắc có đi có lại này, họ cũng sẽ hiểu; đôi khi mất đi sẽ mang lại phúc lành, đôi khi đạt được lại mang đến tai họa.
Vì vậy, từ chuyện được – mất của cá nhân, đến sự nghiệp của đời người, đến vận mệnh của cả quốc gia, dân tộc; cũng như con ngựa Tái ông kia mà thôi. Họa – Phúc đồng tồn, trong họa có phúc và trong phúc có họa.
Đạo gia và Phật gia đều giảng chân lý họa – phúc khôn lường
Theo giáo lý nhà Phật, con người đến thế gian để trả nghiệp và tạo nghiệp. Mọi việc xảy đến với chúng ta đều không phải ngẫu nhiên; đều có nguyên nhân, do nghiệp và đức dẫn động mà đến. Những gì bất hạnh mà chúng ta gặp phải trong kiếp này là để trả lại nghiệp chướng mà chúng ta đã tạo ra trong những kiếp trước. Còn những phước báo có được trong kiếp này, đó là phúc đức ta đã tích lũy từ kiếp trước.
Khi chịu thiệt, chịu khổ, hay làm việc thiện thì đồng thời nghiệp cũng sẽ tiêu và sẽ tích được đức tương ứng. Khi có được thứ không phải của mình, làm việc xấu, chiếm lợi của người khác; thì con người cũng tạo thêm nghiệp và mất đi đức tương ứng. Pháp lý này của Phật gia hoàn toàn khớp với đạo lý tương sinh tương khắc, trong họa có phúc, trong phúc có họa của Đạo gia.
Cả Đạo gia và Phật gia đều dạy chúng ta chân lý. Khi thành công, không được dương dương tự đắc; khi thất bại cũng không nên nhụt chí nguội lòng. Nếu gặp khó khăn, không nên cứng nhắc giữ vững quan điểm, lập trường mà hãy bình tĩnh nhìn nhận ở một góc độ khác. Từ một góc độ khác, vấn đề sẽ nhanh chóng được giải quyết rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp trở lại.
Người nào hiểu được nguyên lý này, tự mình tu dưỡng, rèn luyện, sẽ dần đạt đến cảnh giới tự do, an lạc, hài hòa, nhìn đời bằng con mắt từ bi, nhìn ai, việc gì cũng vừa ý. Mọi việc xảy ra đều thuận theo đạo, thuận theo lẽ tự nhiên mà hành xử.
Có thể bạn quan tâm: