ASEAN là một tác nhân quan trọng trong đối ngoại chính trị ở Châu Á; cần đoàn kết trước một Bắc Kinh hung hăng côn đồ thì lại đau đầu đối diện với vấn đề trục xuất Campuchia và Lào vì đã để cho Trung Quốc lợi dụng can thiệp vào đường lối của hiệp hội.

ASEAN: Vì sao cần trục xuất Campuchia và Lào?

Từ nhiều ngày qua các kênh truyền thông ở Châu Á thảo luận sôi nổi lý do; vì sao cựu đại sứ Singapore Bilahary Kausikan; chuyên gia của viện địa chiến lược ISEAS-Yusof Ishak; Singapore lại đưa ra vấn đề khai trừ Phnom Penh và Viên Chăn.

Hôm 27/10, trong cuộc hội thảo trực tuyến ông Bilahary Kausikan; người từng là nhân vật số 2 của Bộ ngoại giao Singapore; cho là Campuchia và Lào đã nhiều lần gián tiếp ủng hộ lập trường của Trung Quốc về biển Đông. Ông cho rằng tốt nhất là cắt đứt 2 thành viên này để cứu 8 nước còn lại.

Campuchia chủ tịch luân phiên năm 2012, đã cản trở Asean ra thông cáo chung về vấn đề tranh chấp biển Đông trong nhiệm kỳ của mình…

Đây không phải là lần đầu vấn đề trục xuất thành viên được đặt ra ở Asean. Trước đây Miến Điện cũng đã từng đừng được đưa lên bàn cân, trong thời kỳ kỳ quân đội đảo chính cướp chính quyền.

Khó để ASEAN thực hiện

Hôm 17/11 Asean Today đưa ra ba lý do:

Đầu tiên là cần phải có đồng thuận của cả ASEAN; rất khó có thể có được sự đồng thuận của Thái Lan và Miến Điện vì không có quyền lợi ở biển Đông.

Thứ hai là khuyết 2 thành viên này thì ASEAN không còn ý nghĩa bản sắc Đông Nam Á.

Thứ ba là trục xuất thành viên bởi vì có chính sách ngoại giao “đặc thù” không phải là quyết định có lợi. Bởi hiện tại ASEAN chưa có một chính sách chung từ an ninh cho đến thương mại và đối ngoại.

Việc đưa ra vấn đề này cũng là một nguy cơ tiềm ẩn cho ASEAN. Đối diện với cả một Trung Quốc thâm hiểm và hiệu quả trong các thủ đoạn khai thác nhược điểm để chia rẽ; ASEAN càng cần phải đoàn kết hơn vì càng chia rẽ thì Bắc Kinh càng có lợi. Do vậy Trung Quốc càng mạnh thì Asean càng phải vững chắc.