Biến động: Dòng tiền rút mạnh khỏi thị trường chứng khoán Hồng Kông
Quỹ lương hưu – một trong những dòng tiền ổn định đang rời khỏi Hồng Kông. Điều gì tiếp theo sẽ xảy ra với thị trường chứng khoán tại đây?
Xem thêm:
- Bê bối tài chính lớn nhất lịch sử: Vi phạm của Goldman Sachs và quỹ đầu tư nhà nước Malaysia
- Điểm tin kinh tế: “Quỳ gối” trước Bắc Kinh, HSBC đối mặt với thử thách nhất trong 155 năm lịch sử
- Úc cứng rắn với Trung Quốc: Không sợ Bắc Kinh dùng kinh tế trả đũa
Theo Bloomberquint, người lao động ở Hồng Kông đã giảm đầu tư với mức độ chưa từng có kể từ năm 2016 vào cổ phiếu địa phương và Trung Quốc trong tháng trước, khi căng thẳng chính trị ngày càng leo thang và các nhà đầu tư theo đuổi lợi nhuận chứng khoán lớn ở nơi khác.
Theo những dữ liệu từ MPF Rating, những thành viên tham gia vào chương trình Quỹ tiết kiệm bắt buộc của thành phố (MPF) đã rút 384 triệu đô la Hồng Kông (50 triệu đô la) ra khỏi thị trường chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc, mức cao nhất trong bốn năm qua, một chuyên gia tư vấn theo dõi các khoản tiết kiệm hưu trí của thành phố cho biết. Có 210 tỷ đô la tài sản MPF đầu tư vào các cổ phiếu địa phương sẽ đến hạn vào tháng 5 năm nay.
Trong khi đó, chỉ trong tháng 5, số tiền 1,17 tỷ đô la Hồng Kông đã đi vào các quỹ đầu tư trong khu vực không bao gồm Châu Á. Hơn 80% trong số đó được đầu tư vào cổ phiếu của Hoa Kỳ, theo dữ liệu MPF Rating. Vào tháng 5, dòng tiền chảy ra khỏi thị trường chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc xuất hiện khi những câu hỏi mới xuất hiện về tương lai Hồng Kông khi Trung Quốc công bố kế hoạch áp đặt luật an ninh quốc gia đối với thành phố.
Chứng khoán Hồng Kông đã tụt xuống so với cổ phiếu toàn cầu nhiều nhất kể từ năm 1998, trong bối cảnh các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại trên khắp thế giới sau khi ngừng hoạt động để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus.
Vào cuối tháng 5, chỉ số S&P 500 của Mỹ tăng 36% so với mức đáy tháng 3, cao hơn so với mức tăng 6% của chỉ số HangSeng (HSI) của Hồng Kông và mức 7% của chỉ số Shanghai của Trung Quốc.
Các quỹ MPF không đầu tư vào cổ phiếu của Trung Quốc và Hồng Kông trong bối cảnh nổ ra các cuộc biểu tình chính trị ở Hồng Kông trong năm qua và gần đây là đại dịch.
Ông Philip Chung, Chủ tịch của MPF Rating cho biết, “mức độ chênh lệch dòng tiền đầu tư giữa Hồng Kông và Trung Quốc so với Hoa Kỳ sẽ cho thấy điều gì đó quan trọng hơn đang xảy ra. Có vẻ như đã có sự mất niềm tin vào cổ phiếu của Hồng Kông và Trung Quốc giữa các thành viên MPF”.