Từ góc nhìn của chuyên gia: Việt Nam có hy vọng giải pháp nào để “lấy lại” quần đảo Hoàng Sa hay không?

Gregory B. Poling, Giám đốc của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), chương trình thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Washington DC.

Thực ra không có hy vọng “giải quyết” vấn đề Hoàng Sa trong tương lai gần.

Donald R. Rothwell, Giáo sư Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Úc. Ông là đồng tác giả sách Luật Biển Quốc tế (The International Law of the Sea, in năm 2010).

Trong không khí chính trị hiện nay, tôi không thấy có giải pháp nào. Trung Quốc có thể tìm cách mời chào một số lợi ích để Việt Nam nhượng bộ ngoại giao và công nhận chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng chắc ở Việt Nam sẽ không chấp nhận điều đó, thời điểm hiện nay và ngắn hạn về sau. Nếu ủng hộ việc đó sẽ đồng nghĩa với việc thể hiện rõ bản chất cho người dân biết.

Grigory Lokshin, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN-Viện Viễn Đông (Viện Hàn Lâm khoa học Nga).

ĐCSTQ chưa có nguyện vọng chính trị thật sự để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Tranh chấp này cần thiết cho họ để giữ gìn chủ nghĩa dân tộc trong nước, dãn sự chú ý của quần chúng nhân dân khỏi các vấn đề nội bộ.

Họ cần có hình ảnh của kẻ thù đối ngoại để đoàn kết lại xã hội xung quanh Trung ương Đảng và chủ tịch nhà nước.

Theo tôi, điều kiện thứ nhất và nhất định để có thể bắt đầu đàm phán về vấn đề này là Trung Quốc phải chấm dứt tuyên truyền chống Việt Nam và không đưa ra những luận điệu hoàn toàn giả dối về chủ quyền Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.