Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều nước nghèo trúng bẫy nợ của Trung Quốc đang yêu cầu Bắc Kinh nới giãn hoặc thậm chí xóa nợ khi nền kinh tế các nước này lao dốc, đẩy Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Tháng trước, ngoại trưởng Pakistan điện đàm với người đồng cấp ở Bắc Kinh đưa ra một yêu cầu khẩn thiết rằng nền kinh tế của quốc gia này đang suy thoái và họ muốn được tái cơ cấu khoản vay tỷ USD từ Trung Quốc.

 Nhà máy năng lượng ở Pakistan
Nhà máy năng lượng ở Pakistan do Trung Quốc tài trợ xây dựng ở Islamkot, tỉnh Sindh năm 2018 – ảnh trên VietNamNet.

Chính quyền Bắc Kinh cũng nhận được yêu cầu tương tự từ Kyrgyzstan, Sri Lanka, Kenya và một số quốc gia châu Phi khác, đề nghị được tái cơ cấu, hoãn trả thậm chí xóa hàng chục tỷ USD khoản nợ đến hạn trong năm nay.

Các yêu cầu đó là những chướng ngại với Trung Quốc trong nỗ lực trở thành chủ nợ lớn nhất của các nước đang phát triển. Hai thập kỷ qua Bắc Kinh đã liên tục đẩy mạnh cho vay toàn cầu, đổ vào các nước nghèo hàng trăm tỷ USD tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng và trở thành một siêu cường kinh tế – chính trị.

Chuyên gia quốc tế đã gọi đây là chiến lược bẫy nợ, khi các nước muốn vay được tiền từ Trung Quốc cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đã phải thế chấp bằng cảng biển, mỏ khoáng sản hoặc bất động sản có vị trí chiến lược khác.

Cảng Hambantota
Chính phủ Sri Lanka giao Cảng Hambantota cho Trung Quốc theo thỏa thuận 99 năm để xóa nợ – ảnh trên VietNamNet.

Nhưng chiến lược bành trướng này chưa bao giờ rơi vào tình cảnh lung lay như hiện nay, khi nền kinh tế thế giới chao đảo vì đại dịch khiến ngày càng nhiều quốc gia nghèo thông báo với Bắc Kinh rằng họ không thể trả tiền khi đến hạn.

Thực tế này khiến Trung Quốc rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu Bắc Kinh tái cơ cấu hoặc xóa các khoản nợ có thể gây áp lực rất lớn cho hệ thống tài chính vốn đã bấp bênh vì nCoV, đồng thời khiến người dân Trung Quốc tức giận khi chính bản thân họ cũng đang phải chịu những ảnh hưởng từ nền kinh tế đình trệ.

Ngược lại, nếu Trung Quốc kiên quyết thu hồi nợ trong bối cảnh cả thế giới đang phẫn nộ về phản ứng với đại dịch của Bắc Kinh, mục tiêu gia tăng ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh toàn cầu có thể bị đe dọa, đất nước vốn đang chịu nhiều điều tiếng không hay do dịch COVID-19 sẽ trở nên tệ hơn.

ự án tàu hỏa Nairobi Naivasha SGR ở Kenya
Bắc Kinh tài trợ Công ty Xây dựng Truyền thông Trung Quốc xây Dự án tàu hỏa Nairobi Naivasha SGR ở Kenya – ảnh Shutterstock.

Theo một nhóm nghiên cứu của Đức tại Viện Kiel, Trung Quốc cho các nước đang phát triển vay ít nhất 520 tỷ USD, biến Trung Quốc thành chủ nợ lớn nhất thế giới, thậm chí vượt qua cả Ngân hàng Thế giới hoặc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF.

Dự án Vành đai – Con đường chiếm khoản cho vay đáng kể nhất của Trung Quốc. Từ 2013 Trung Quốc đã cho nhiều quốc gia vay tổng giá trị 350 tỷ USD, khoảng một nửa trong số đó là những con nợ rủi ro cao.

vành đai - con đường
Ảnh chụp màn hình Tuổi trẻ.

Các khoản cho vay cũng gây nhiều tranh cãi. Hầu hết khoản cho vay của Trung Quốc với nhóm nước đang phát triển có lãi suất cao hơn, kỳ hạn ngắn hơn và tái cấp vốn mỗi vài năm, ngắn hơn so với khoản cho vay của các quốc gia phát triển hoặc Tổ chức Ngân hàng Thế giới.

Mặt khác Trung Quốc còn thường xuyên cho các nước nghèo sử dụng tài sản quốc gia để thế chấp. Mỹ cáo buộc đây là bẫy nợ ngoại giao khi Trung Quốc cố tình cho các nước nghèo vay quá khả năng mà họ có thể trả nhằm tịch thu các tài sản chiến lược, mở rộng thế lực quân sự và kinh tế.

Đứng trước đề nghị xóa nợ ngày càng nhiều, Trung Quốc vẫn yêu cầu đàm phán với các nước vay nợ. Các quan chức Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện các dự án ở các nước đang phát triển. Nhưng nếu Bắc Kinh vẫn cố chấp mặc cả, các quốc gia vay nợ có thể hợp tác với nhau và công khai những điều khoản rắc rối và điều kiện cho vay khắt khe của Trung Quốc.