Biển Đông có các tuyến đường biển thương mại quốc tế trị giá khoảng 4,8 nghìn tỉ đô mỗi năm, chiếm một phần ba lưu lượng vận tải toàn cầu, theo 9News. Nếu xảy ra chiến tranh Biển Đông giữa các bên tranh chấp, nền kinh tế sẽ thiệt hại ra sao?

Dưới đây là các tin thế giới nổi bật sáng thứ Sáu ngày 11/12/2020:

Việt Nam và nhiều nước sẽ tổn hại lớn về kinh tế nếu xảy ra chiến tranh Biển Đông

Trang tin 9News của Úc hôm 10/12 trích dẫn báo cáo cho biết các nền kinh tế trong khu vực sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu xảy ra chiến tranh ở Biển Đông.

Theo báo cáo, Hồng Kông, Việt Nam, Philippines, Malaysia sẽ bị sụt giảm thương mại khoảng 10-15%.

Singapore sẽ sụt giảm 22%. Philippines, Malaysia, Đài Loan sẽ bị sụt giảm khoảng 33%. Trong khi đó kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ sụt giảm 0,7% do nước này có thị trường nội địa khổng lồ.

Báo cáo phân tích về “Địa chính trị trong thương mại quốc tế ở Đông Nam Á” do Phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Mỹ công bố vào tháng 11/2020.

Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng bảo vệ hòa bình ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hoàng tuyên bố Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với các quốc gia Đông Nam Á để bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Theo SCMP, ông Ngụy đưa ra tuyên bố này trong cuộc họp trực tuyến với các quan chức quốc phòng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hôm 9/12; một ngày trước khi diễn ra hội nghị gồm 17 quốc gia, trong đó có cả Mỹ.

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông vào tháng 8/2020 (ảnh chụp màn hình video trên SCMP ngày 17/8/2020).
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông vào tháng 8/2020 (ảnh chụp màn hình video trên SCMP ngày 17/8/2020).

SCMP cho biết: Chính quyền Tổng thống Trump đã tăng cường hợp tác kinh tế và quân sự với các nước Đông Nam Á; khi Nhà Trắng “đang tìm cách xây dựng một liên minh quốc tế chống lại các yêu sách bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông”.

Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố bị hack tài khoản Twitter

Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ hôm 10/12 tuyên bố tài khoản Twitter của họ đã bị “hack”; dẫn đến việc tài khoản này đã chia sẻ tuyên bố của Tổng thống Trump về gian lận bầu cử.

Nhà báo David Shepardson đăng bức ảnh chụp cho thấy Đại sứ quán Trung Quốc đăng lại tuyên bố của ông Trump: “Nếu ai đó gian lận trong cuộc bầu cử này; điều mà các thành viên Đảng Dân chủ đã làm; thì tại sao không lật ngược cuộc bầu cử ngay lập tức? Một quốc gia sao lại có thể vận hành như thế này?”.

The The Guardian, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tuyên bố bị hack tài khoản. Vào tháng 9, tài khoản của đại sứ Trung Quốc Lưu Hiểu Minh tại Vương quốc Anh đã thích các bài đăng chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc và các video đồi trụy. Sau đó Đại sứ quán Trung Quốc tuyên bố tài khoản của ông Lưu bị tấn công và yêu cầu Twitter điều tra “kỹ lưỡng” vụ việc này.

FDA Mỹ phê duyệt vắc xin chống COVID-19

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hôm 10/12 đã phê duyệt vắc xin chống COVID-19 do Mỹ phát triển.

Theo Fox News, FDA đã bỏ phiếu phê chuẩn cho phép sử dụng vắc xin COVID-19 của Pfizer và BioNTech.

Triều Tiên tự tuyên bố là “nhà vô địch về nhân quyền”

Vào ngày Nhân quyền Liên Hợp Quốc 10/12, giới truyền thông Triều Tiên tuyên bố nước này là “nhà vô địch về nhân quyền”.

Theo UPI, tờ báo Minju Choson của chính quyền Triều Tiên tuyên bố: “Nền cộng hòa của chúng ta là một quốc gia thực thụ của nhân dân, tôn trọng con người hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới”.

UPI cho biết, trước Ngày Nhân quyền, một người đào thoát Triều Tiên có tên Kim Myong bình luận rằng người Triều Tiên “vẫn đang phải chịu đựng chế độ chuyên chế”. Kim Jong Un đã biến nhân dân Triều Tiên thành nô lệ, Kim Myong nói.

Chính quyền Trump trừng phạt đồng minh của Tổng thống Nga Putin

RFE đưa tin, Hoa Kỳ hôm 10/12 công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhắm vào Ramzan Kadyrov, lãnh đạo của vùng North Caucasus thuộc Chechnya của Nga; và là người ủng hộ trung thành của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Lệnh trừng phạt được đưa ra theo đạo luật nhân quyền Magnitsky Toàn cầu. Kadyrov là người đứng đầu Chechnya từ năm 2007. Các nhóm nhân quyền của Nga và quốc tế nói rằng Kadyrov đã gây ra những vụ vi phạm nhân quyền lớn; trong đó có việc giết người ngoài vòng pháp luật, tra tấn, bắt cóc, đàn áp.

Thêm một quốc gia Ả Rập thiết lập hòa bình với Israel

Maroc đã trở thành quốc gia Ả Rập thứ tư đạt được thỏa thuận hòa bình với Israel do chính quyền Trump làm trung gian. Ba quốc gia trước tham gia thỏa thuận này là Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và Sudan.

Thông tin trên đã bổ sung thêm vào thành tích của Tổng thống Trump trong việc xây dựng hòa bình ở Trung Đông.

Tổng thống Trump viết trên Twitter: “Một đột phá LỊCH SỬ nữa đã diễn ra hôm nay! Hai người bạn TUYỆT VỜI của chúng ta là Isarel và Vương quốc Maroc đã đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện; một đột phá lớn cho hòa bình ở Trung Đông!”

Trump làm được điều mà chính quyền Obama cho là “không thể”

Với việc các nước Ả Rập và Israel phát triển quan hệ ngoại giao toàn diện, chính quyền Trump đã làm được điều mà những người tiền nhiệm cho là “không thể”.

Ngoại trưởng John Kerry của chính quyền Obama năm 2016 tuyên bố: “Sẽ không đời nào có chuyện đạt được (thỏa thuận) hòa bình riêng lẻ giữa Israel và thế giới Ả Rập. Tôi muốn nói rõ với tất cả các vị… không, không, không và không… Không có người Palestine thì không thể đạt được tiến triển gì”.