Mục điểm tin kinh tế hôm nay còn có tin Hồng Kông giải cứu Cathay Pacific Airways, Doanh nghiệp FDI ‘lỗ giả’ là những tin chính trong điểm tin kinh tế 10/06. 

Đường sắt do Trung Quốc làm đội vốn và chậm tiến độ, Indonesia nhờ Nhật Bản vào cuộc 

Theo Jakarta Post, Chính phủ Indonesia đang xem xét đưa Nhật Bản tham gia vào dự án mở rộng tuyến đường sắt Jakarta-bandung. Dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung là một trong những dự án chiến lược quốc gia của chính phủ (PSN) trong lĩnh vực giao thông vận tải và dự kiến ​​tổng vốn đầu tư là 6,07 tỷ USD, mức dự kiến ban đầu là 5.5 tỷ USD.

Dự án đường sắt sẽ phục vụ bốn nhà ga chính: Halim ở Jakarta, Karawang ở Tây Java và Walini và Tegaluar ở Bandung. Các đoàn tàu sẽ di chuyển với tốc độ 350 km mỗi giờ, giảm thời gian di chuyển giữa Jakarta và Bandung xuống còn 45 phút so với hành trình ba giờ hiện tại.

 Vào năm 2015, Nhật Bản đã để thua Trung Quốc trong cuộc đua giành dự án đường sắt Jakarta-Bandung do Trung Quốc không yêu cầu chính phủ đóng góp ngân sách.

Theo Nikkei, Bắc Kinh coi dự án này là một phần trong sáng kiến “Vành đai, con đường”. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong giải phóng mặt bằng đã làm dự án bị kéo dài thêm 2 năm, đội vốn đầu tư thêm 0.5 tỷ USD. Chính vì điều này, Tổng thống Jokowi đã đưa ra ý tưởng kéo dài tuyến đường sắt đến Surabaya và mời Nhật Bản tham gia.  

Tòa án Hàn Quốc từ chối yêu cầu bắt giữ đối với người thừa kế Samsung

Theo Reuters, vào thứ 3, ngày 08/06, Tòa án Hàn Quốc đã bác bỏ yêu cầu bắt giữ đối với người thừa kế Tập đoàn Samsung Jay Y. Lee sau khi các công tố viên cáo buộc Lee gian lận kế toán và thao túng chứng khoán.

Tuần trước các công tố viên đã yêu cầu tòa án ban hành lệnh bắt giữ Lee, 51 tuổi, như một phần của cuộc điều tra về cáo buộc gian lận kế toán liên quan đến một chi nhánh thuốc của Samsung và sáp nhập năm 2015 của hai chi nhánh khác. Họ nói rằng kế toán gian lận, và thao túng cổ phiếu, đã giúp tạo điều kiện cho Lee kế hoạch nắm quyền kiểm soát nhóm lớn hơn. Có vẻ như các công tố viên đã bảo đảm số lượng bằng chứng đáng kể thông qua cuộc điều tra của họ, nhưng họ không thể giải thích được tính hợp lệ để giam giữ Lee, Tòa án quận trung tâm Seoul cho biết trong một tuyên bố.

Phán quyết được xem như cứu trợ tạm thời cho phó chủ tịch của Samsung Electronics. Nhưng Lee có thể phải đối mặt với áp lực hơn nữa từ vụ án vào thời điểm nhà sản xuất điện thoại thông minh và chip nhớ hàng đầu thế giới đối mặt với tác động của đại dịch COVID-19 theo yêu cầu.

Cổ phiếu của các chi nhánh của Tập đoàn Samsung đã tăng mạnh trong phiên giao dịch đầu thứ ba, với Samsung Electronics tăng 2%, Samsung BioLogics tăng 2,4% và Samsung C & T tăng 2,2% so với mức tăng 1,2% của KOSPI điểm chuẩn.

Hồng Kông chi 5 tỷ USD giải cứu Cathay Pacific Airways

Theo CNN, Chính phủ Hồng Kông đã đưa ra một gói cứu trợ trị giá 5 tỷ đô la để giải cứu Cathay Pacific bằng việc mua cổ phần ưu đãi và cho vay. Cathay và công ty mẹ Swire Pacific đã công bố kế hoạch huy động 39 tỷ đô la Hồng Kông (5 tỷ đô la) vào thứ ba để giúp hãng hàng không sống sót qua cuộc khủng hoảng do đại dịch coronavirus gây ra.

Gói cứu trợ từ chính phủ được xem là sự cứu cánh cần thiết cho hãng do những thiệt hại nặng nề mà hãng hàng không đang phải gán chịu bởi ảnh hưởng từ bất ổn chính trị và đại dịch Covid-19. Theo một báo cáo, từ tháng 2 đến nay mỗi tháng Cathay Pacific thiệt hại từ 320-390 triệu USD. Hiện hãng chỉ duy trì hạn chế một số đường bay tới Bắc Kinh, Los Angeles, Sydney và Tokyo, rất nhiều máy bay trong tình trạng tạm ngừng hoạt động.

Ngân sách thất thu hàng chục nghìn tỷ Doanh nghiệp FDI ‘lỗ giả’

Theo Vnexpress, trong nhiều năm qua ngân sách nhà nước đã thất thu hàng chục nghìn tỷ do hoạt động chuyển “lãi thành lỗ” của các doanh nghiệp FDI. Theo số liệu cơ quan kiểm toán nhà nước, có 50% doanh nghiệp FDI báo lỗ trong đó riêng tại thành phố Hồ Chí Minh có 2100 doanh nghiệp, chiếm 60% số doanh nghiệp FDI báo lỗ.

Bất cập ở chỗ mặc dù các doanh nghiệp báo lỗ nhiều năm nhưng vẫn liên tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân do các doanh nghiệp tiến hành chuyển giá bằng việc nhập hàng của công ty trong tập đoàn với giá thấp, bán giá cao cho công ty con khác trong tập đoàn.

Với làn sóng chuyển dịch các công ty và nhà sản xuất rời khỏi Trung Quốc sau hậu Covid, bên cạnh việc thu hút các doanh nghiệp FDI thì bài toán để có các biện pháp tránh thất thoát ngân sách nhà nước trong việc kiểm toán hành vi chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI cũng cần được đặt ra.