Khi đại dịch viêm phổi Vũ Hãn bùng phát, thế giới tỉnh thức trong đau đớn và phải đối mặt với thách thức làm thế nào để giành lại quyền chủ động về thuốc men, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.

Mọi ngả đường đều tới Trung Quốc

Đại dịch khiến cả thế giới bừng tỉnh hầu hết hoạt chất bào chế thuốc đều được sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc. Có một điều giới chuyên môn đều biết, nhưng đa phần công chúng thì chưa biết là: trong vòng chưa đến 30 năm, hầu hết các quốc gia trên thế giới, đã “nhượng” một phần lớn “chủ quyền” về thuốc men và trang thiết bị y tế cho Trung Quốc. Công xưởng của thế giới trở thành nơi bào chế hơn 80 % hoạt chất chính được dùng trong ngành sản xuất dược phẩm.
Chuyên gia Rosemary Gibson của viện Hastings, Mỹ, ví von rất bóng bẩy về thực trạng của ngành dược phẩm toàn cầu: “Tất cả mọi con đường đều tới Trung Quốc”.

Bức màn bí mật

Điều đáng ngạc nhiên là số liệu thống kê về lĩnh vực dược phẩm thường được bao phủ bằng một bức màn bí mật cho dù chúng ta đang sống trong “một thị trường toàn cầu”. Việc khan hiếm các loại thuốc men quan trọng trong hoạ loạn đại dịch, khiến chính phủ các nước yêu cầu phải có các số liệu chính xác. Từ Mỹ, Pháp, Nga cho đến quần hùng khắp nơi dường như đều có chung nguyện vọng khôi phục lại nền sản xuất dược phẩm và công nghiệp hóa học của nước nhà.
Từ thập niên trước, tại Viện Dược Phẩm Quốc Gia Pháp, các nhà nghiên cứu đã gióng những hồi chuông báo động về việc Pháp mất quyền tự chủ về dược phẩm do phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc và Ấn Độ. Theo báo cáo của Viện Dược Phẩm Quốc Gia, đối với 86 % bệnh viện ở châu Âu, việc khan hiếm thuốc đã trở thành một chủ đề gây lo ngại hàng ngày. Thuốc chống nhiễm trùng, chống ung thư, tiếp theo đó là các loại thuốc hồi sức cấp cứu, thuốc tim mạch và thuốc gây mê chỉ là phần đầu của danh sách. Trong hoàn cảnh thực tế tác giả Thuỳ Dương, Đài phát thanh quốc tế Pháp chỉ còn biết cảm thán: “Phụ thuộc Trung Quốc về dược phẩm: Tây phương tỉnh thức trong đau đớn”

videoinfo__video.tin360.tv||e87769f76__

Ad will display in 09 seconds

Chỉ thấy lợi ích trước mắt

Những năm 1980, ngành công nghiệp dược phẩm của châu Âu vẫn rất mạnh, với khoảng 80% các hoạt chất chính vẫn được sản xuất tại châu Âu. Sau 30 năm, hiện nay các con số này đã bị đảo ngược. Sự thay đổi bắt đầu từ những năm 1990, sau đó tăng tốc dần vào đầu những năm 2000, khi các doanh nghiệp quyết định dịch chuyển ồ ạt vì chi phí nhân công và các quy định về môi trường.
Thời buổi toàn cầu hóa, đôi bên đều có lợi, cho phép một số doanh nghiệp cất cánh và những công ty khác sản xuất với giá thấp. Sai lầm lớn nhất của các chính phủ là không còn coi thuốc men là sản phẩm chiến lược nữa. Khi ưu tiên giá thành, họ đã để các doanh nghiệp muốn làm gì thì làm. Quyền tự chủ đã bị bỏ rơi.

Thức tỉnh hãi hùng

Với virus Vũ Hán, người Mỹ mới nhận ra sức khỏe của họ phụ thuộc vào “đối thủ” Trung Quốc như thế nào. Mỹ vẫn duy trì sản xuất những hoạt chất chính và các nhà máy vẫn bào chế dược phẩm. Nhưng Trung Quốc vẫn thống trị thị trường Mỹ về dược liệu và các hoạt chất chính để sản xuất thuốc đồng dạng và kháng sinh đồng dạng.
Trong cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã có thể dùng thuốc kháng sinh để đáp trả Mỹ vì Trung Quốc cung cấp tới 97 % lượng kháng sinh tiêu thụ tại Mỹ. Kinh tế gia trưởng Gary Cohn của Nhà Trắng đã từng hài hước rằng: “Nếu Trung Quốc muốn hủy hoại nước Mỹ, đơn giản chỉ cần ngưng gửi thuốc kháng sinh cho chúng ta”.
Hôm 04/03 Tân Hoa Xã đã có bài xã luận về kịch bản Trung Quốc ngưng xuất khẩu thuốc men sang Mỹ và “nhấn chìm nước Mỹ trong đại dương virus corona”.
Khi các nhà hoạch định chính sách sực tỉnh và muốn tái thiết ngành sản xuất dược trong nước thì những khó khăn liên quan đến thời hạn, chi phí, kiến thức hiểu biết để tái lập nền sản xuất… tưởng chừng như quá lớn. Nhưng dù muốn hay không thì sự “tỉnh thức trong đau đớn” vẫn hơn chìm trong sự mê muội vào Trung Quốc

Mời quý vị nghe thông tin chi tiết:

videoinfo__video.tin360.tv||668333715__

Ad will display in 09 seconds