Liên minh châu Âu (EU) đang có đề xuất Việt Nam mở lại các chuyến bay quốc tế vì hơn 2 tháng nay Việt Nam không có ca nhiễm Covid-19 mới  trong cộng đồng và Việt Nam đang được xem là điểm đến của việc  đa dạng chuỗi cung ứng.

Theo Nikkei Asian Review, ông Nicolas Audier, Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam đề xuất Hà Nội cấp thị thực cho người nước ngoài vào Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 8/6, một thỏa thuận thương mại tự do đã được ký kết giữa Việt Nam và EU được gọi tắt là EVFTA và có hiệu lực từ 1/8 , vậy là Việt Nam trở thành quốc gia Đông Nam Á thứ hai có một hiệp định như vậy với EU, trước đây chính là Singapore.

Đại sứ EU tại Việt Nam, ông Giorgio Aliberti nói với Nikkei “Các công ty EU sẽ coi Việt Nam như một mục tiêu đầu tư thậm chí còn nhiều hơn trước vì EVFTA“,

Thỏa thuận được thông qua trong giai đoạn cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc ngày càng leo thang. Khi thỏa thuận có hiệu lực, 71% hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế. Việt Nam sẽ được miễn tới 99% mức thuế còn lại trong vòng 10 năm; Brussels sẽ làm như vậy giới hạn thời gian là 7 năm thay vì 10 năm như các nước EU khác.

Ông Aliberti cho biết: “COVID-19 và các yếu tố khác thúc đẩy các doanh nghiệp không nên tập trung quá nhiều vào Trung Quốc mà phải đa dạng hóa“, ông nhấn mạnh rằng ” Đó là một thách thức đối với Việt Nam nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam tạo ra một môi trường kinh doanh tốt để tạo điều kiện, thu hút đầu tư nước ngoài“.

Còn Chủ tịch phòng thương mại Châu Âu tại Việt Nam nói, “nhiều công ty sẽ xuất khẩu nhiều hơn sang Hoa Kỳ thông qua một quốc gia khác và Việt Nam là một trong những quốc gia tốt nhất để đầu tư vào“.

Tuy nhiên, đại dịch bệnh Covid-19 đã khiến các chuyến bay giữa Việt Nam và EU đã ngừng hoạt động từ ngày 1/4/2020, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế của các nước châu Âu,  giờ đã đến thời điểm cần khắc phục việc này.

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cũng cho biết, với Hiệp định bảo vệ đầu tư châu Âu – Việt Nam được thông qua hôm 8/6, giờ đây Việt Nam đóng vai trò là cửa ngõ Đông Nam Á cho các doanh nghiệp châu Âu.

ông Nicolas Audier cho biết: “Nghị viện EU đủ thông minh để hiểu rằng Việt Nam sẽ là một quốc gia quan trọng, là quốc gia quan trọng nhất trong ASEAN. Vì vậy, không phải hôm nay mà vào năm 2030, 2040, Việt Nam sẽ là một trong những trụ cột của ASEAN, và ASEAN sẽ là trụ cột của châu Á, “, ông nhấn mạnh rằng  “Nếu muốn thúc đẩy kinh doanh thì cần mở đường biên giới tại một số điểm “để cho phép quay trở lại kinh doanh”.

Nhu cầu từ phía các doanh nghiệp có trụ sở tại EU đã thúc đẩy Hà Nội và EU bắt đầu nối lại các cuộc đàm phán gần đây về việc mở lại các chuyến bay cho các thành phố châu Âu bao gồm Paris, London và Frankfurt. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán vẫn ở giai đoạn đầu do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại châu Âu vẫn còn phức tạp.

Việt Nam đã trở thành điểm đến cho các chuyến bay quốc tế ở châu Á khi nền kinh tế đang dần phục hồi. Các doanh nghiệp trong khu vực cũng đang nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và do căng thẳng Trung-Mỹ ngày càng leo thang.

Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Úc cũng đang đề xuất phía Việt Nam  nối lại các chuyến bay quốc tế nhằm mở đường cho việc mở rộng dần thương mại và du lịch.

Chính phủ Việt Nam và các hãng hàng không Việt Nam đang tiến gần đến  việc nối lại các chuyến bay với Seoul, Quảng Châu, Đài Loan, Lào và Tokyo sau một loạt các cuộc đàm phán song phương. Các chuyến bay giữa Việt Nam và Singapore cũng dự kiến ​​sẽ sớm hoạt động trở lại.

Hãng hàng không Bamboo Airway có kế hoạch khởi động lại các chuyến bay nối Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với Seoul, Tokyo và Bắc Kinh vào tháng 7. Hãng này cũng có kế hoạch nối lại các chuyến bay vào tháng tới đến Munich, Prague và các thành phố Brisbane của Úc và Melbourne.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần thận trọng về việc mở lại đầy đủ các sân bay đến các thành phố nước ngoài do tình hình dịch bệnh ở một số quốc gia trên thế giới vẫn còn nghiêm trọng.