Video: Những chú mèo cưng với võ công đỉnh cao
Ngoài sở trường thích leo trèo, dường như những chú mèo cưng còn sở hữu những chiêu võ công cao siêu như các hiệp sĩ giang hồ trong phim chưởng.
- Video: Gà trống chặn xe ô tô ‘hộ tống’ cả đàn băng qua đường
- Video: Con ngỗng rơi nước mắt vì biết chủ sắp ăn thịt mình
- Video: Gà trống ngã lăn đùng ra đất vì gáy quá dài
Nội dung chính
Video về những chú mèo cưng với võ công đỉnh cao
Mời độc giả xem video
Đâu mới là tinh hoa thực sự của võ thuật truyền thống?
Trước hết, chúng ta cần hiểu truyền thống là gì. Truyền thống thì là “truyền” là quan trọng nhất. Truyền là đạo thụ nghiệp, do sư phụ truyền thụ học vấn và đạo đức cho học trò, đệ tử nên cần phải có sư phụ dạy dỗ. Truyền còn có ý nghĩa truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác kéo dài trong lịch sử. Từ “thống” ở đây có nghĩa là hệ thống.
Thế nào là võ thuật truyền thống?
Võ thuật truyền thống bao gồm võ thuật và võ đức được các võ sư truyền dạy và kế thừa; truyền dạy cho học trò một cách có hệ thống và được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong lịch sử.
Võ thuật là cấp thấp nhất của công phu, trong khi võ đức là mục tiêu tu luyện của người luyện công; và võ Đạo là cảnh giới cao nhất vượt trên công phu. Tức là người tu Đạo, nhằm mục đích đắc Đạo viên mãn là tối thượng; còn các loại thần thông đều chỉ được coi là tiểu năng tiểu thuật. Khi đó, họ không cầu công phu tuyệt kỹ mà chúng tự nhiên xuất hiện. Đó là cảnh giới mà giới võ thuật gọi là “vô chiêu thắng hữu chiêu”.
Lão Tử đã hình thành học thuyết và phương pháp tu luyện của Đạo gia. Lão Tử nói: “Đạo là quy luật của vũ trụ, và “Đức là hành động theo quy luật của vũ trụ.
Tất cả các nền văn minh của loài người đều đo lường “Đạo đức”. Tức là con người từ bỏ dục vọng và chấp trước; toàn thân và tâm đều tuân theo quy luật của tự nhiên và vũ trụ. Những người này, cảnh giới của họ đã vượt khỏi người thường, người xưa gọi họ là ”Thánh nhân”. Nếu người đời sau không đạt được cảnh giới của họ; thì phải học hỏi, phải khắc khổ, nỗ lực mới có thể trở thành người nối nghiệp của họ. Văn hóa được lưu truyền như thế gọi là văn hóa truyền thống, còn gọi là văn hóa thần truyền.
Tinh hoa thực sự của võ thuật truyền thống là gì?
Võ thuật truyền thống đề cao võ đức. Võ đức là ngăn chặn cái ác, hồng dương cái thiện. Nhưng võ đức không phải là toàn bộ võ thuật mà còn phải có kỹ thuật, phương pháp, lý thuyết và tầng thứ. Tầng thứ tức là nói là người luyện võ cần có cảnh giới khá cao. Nếu cảnh giới khá cao, họ sẽ tin nhân quả, hiểu rõ thiện ác, coi trọng đạo lý. Chỉ có như vậy, họ mới có thể khổ công mà siêng năng luyện tập để nâng cao kỹ thuật của mình; hoặc nhận ra điều gì đó cao siêu và đạt đến trình độ cao hơn. Chỉ có như vậy, võ thuật truyền thống mới có thể hồi sinh.
Võ đức chính là linh hồn của võ thuật. Kỹ thuật là hình thức của võ thuật, cả hai đều không thể thiếu. Người có đức hạnh cao sẽ có ngộ tính cao, nếu thích luyện võ, có sư phụ chỉ dạy; cộng với người này đã dày công rèn luyện, thử nghiệm, suy nghĩ thì có thể một ngày nào đó sẽ ngộ ra bất cứ điều gì. Vì vậy, phân biệt thiện ác, tin nhân quả, tôn trọng đạo lý là điều tối quan trọng.
Người luyện võ chú trọng tu đức thì sẽ khôi phục lại được võ đức tức là võ thuật truyền thống. Sau đó, những người có căn cơ, hiểu biết tốt thì tiếp tục đề cao; tu Đạo, tu nội, tu tâm tính, đột phá tâm tranh đấu, so tài cao thấp, so sánh lớn nhỏ, nếu vượt trên võ đức thì có thể bước vào tầng võ Đạo.