Thế giới sáng 7/11: Trump khiếu nại bầu cử; Trung Quốc gây chạy đua tàu ngầm ở châu Á
Tổng thống Trump đang theo đuổi các vụ khiếu nại bầu cử; do nghi ngờ có gian lận cho Joe Biden. Trong khi đó châu Á đang nóng lên vì sự hung hăng của Trung Quốc.
Dưới đây là các tin thế giới nổi bật sáng thứ Bảy, ngày 7/11/2020:
Nội dung chính
Tổng thống Trump khiếu nại bầu cử
“Tôi có thể dễ dàng trúng cử Tổng thống Mỹ với các lá phiếu hợp pháp”, Trump viết trên Twitter hôm 6/11.
Chiến dịch Trump nghi ngờ một số điểm kiểm phiếu xảy ra tình trạng gian lận; giúp Biden vượt lên tại những bang mà Trump trước đó dẫn đầu.
- Kết quả bầu cử Mỹ: Trump sắp thua, Biden sắp thắng?
- Số phiếu Biden tăng vọt trong đêm, chuyện gì đã xảy ra?
- Obama-Biden không ngăn Trung Quốc bành trướng Biển Đông
Cũng trong tuyên bố trên, Trump nói giới quan sát đã không được tham gia làm nhiệm vụ của mình trong các cuộc kiểm phiếu; “vì vậy các lá phiếu ghi nhận vào thời gian này phải bị xác định là bất hợp pháp”.
Ông cảnh báo sẽ theo đuổi vụ khiếu nại bầu cử lên Tòa án Tối cao.
Twitter kiểm duyệt khiếu nại bầu cử của Trump
Bình luận trên về khiếu nại bầu cử của Tổng thống Trump đã bị Twitter ẩn nội dung. Hôm 6/11, Twitter tiếp tục kiểm duyệt một số bình luận khác của ông về bầu cử Mỹ.
Một số tuyên bố bị ẩn nội dung và cư dân mạng vẫn có quyền chọn xem nội dung đó. Một số nội dung khác thì bị xóa hẳn nội dung.
Trước đó, Twitter đã bị nghi ngờ về việc kiểm duyệt các tiếng nói của Trump và những người bảo thủ khác. Từ bảo thủ (conservative) có ý là bảo lưu các giá trị truyền thống, như phản đối phá thai, hôn nhân đồng tính.
Trump là một trong các tổng thống bảo thủ tuyệt vời nhất trong lịch sử Mỹ đương đại
Đó là bình luận của học giả Marc Thiessen, nhà nghiên cứu tại Viện Doanh nghiệp Mỹ; cũng là cây viết về chính sách đối ngoại, đối nội trên The Washington Post.
Nhà nghiên cứu Thiessen nêu nhiều thành tích của Tổng thống Trump; như: “ông ấy đã chống lại các hoạt động thương mại mang tính săn mồi của Trung Quốc; ký Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông; và trừng phạt Bắc Kinh vì hành vi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ”.
Trung Quốc hung hăng, gây ra làn sóng chạy đua tàu ngầm
Sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đã khiến các nước láng giềng phải trang bị thêm tàu ngầm. Đó là nhận định của ông Sahil Mishra, một tư lệnh nghỉ hưu của Lực lượng Không quân Ấn Độ; đăng trên The Taiwan Times hôm 6/11.
Dẫn đầu xu hướng trang bị tàu ngầm là Đài Loan, Nhật Bản và Úc.
“Đài Loan là một ví dụ tiêu biểu về cuộc chạy đua dưới nước đang nổi lên ở châu Á; trong khi các nước phản ứng lại hành động hung hăng của Trung Quốc nhằm thúc đẩy yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông và Biển Hoa Đông”, ông Mishra viết.
Ông nhận định Việt Nam là “quốc gia phải đối mặt với sự xâm lược không ngừng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông”. Ông viết, Việt Nam “trong những năm gần đây đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, triển khai tại Vịnh Cam Ranh”.
Mỹ gỡ bỏ mác khủng bố cho 1 tổ chức thường bị Bắc Kinh đổ lỗi
CNA đưa tin, Mỹ hôm 6/11 đã loại Phong trào Hồi giáo Đông Turkestan (ETIM) ra khỏi danh sách các “tổ chức khủng bố”.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “ETIM đã được đưa ra khỏi danh sách vì trong hơn một thập niên qua, không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy ETIM tiếp tục tồn tại”.
Theo CNA, chính quyền Trung Quốc thường viện dẫn nhóm này là lý do cho cuộc đàn áp khắc nghiệt của họ ở Tân Cương, nơi có đa số dân theo đạo Hồi.
Mỹ nhiều lần chỉ trích cách đối xử của Bắc Kinh với những người Hồi giáo. Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã ra mắt trang mạng mới, dành riêng cho việc báo cáo các vụ vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Trang web có tên “Sự coi thường Nhân quyền của Trung Quốc” (China’s Disregard for Human Rights).
Ấn Độ cảnh báo có thể xảy ra xung đột lớn ở biên giới với Trung Quốc
Straits Times đưa tin, một chỉ huy quân sự hàng đầu của Ấn Độ cảnh báo tình trạng căng thẳng biên giới với Trung Quốc ở phía tây dãy Himalaya. Căng thẳng này có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột lớn hơn.
Tham mưu trưởng Quốc phòng, Tướng Bipin Rawat tuyên bố: “Chúng tôi sẽ không chấp nhận bất kỳ thay đổi nào đối với Đường Kiểm soát Thực tế”.
Thông tin gần đây cho biết Trung Quốc đã chiếm được khoảng 300km2 đất tranh chấp với Ấn Độ tại khu vực Đường Kiểm soát Thực tế.