Trong lễ cưới, cô dâu chú rể đang cùng nhau bái lạy thì chú chó đi đến trước mặt hai người đứng yên ở đó sau một lúc rồi rời đi.

Nội dung video cho thấy, khi cô dâu và chú rể đang làm lễ bái lạy tổ tiên thì đúng lúc này chú chó từ đâu đi đến trước mặt hai người đứng im ở đó. Lúc này bà chủ đứng bên cạnh thấy vậy mới xua nó ra chỗ khác.

Video ghi lại sự việc


Phong tục Tam bái đường của người xưa

Nghi lễ “Tam bái đường” bao gồm ba lễ: Nhất bái thiên địa, Nhị bái cao đường, Phu thê giao bái.

Nguồn gốc của nghi lễ này xuất phát từ một truyền thuyết về Nữ Oa nương nương. Bà đã tạo ra 1 người đàn ông nhưng sau một thời gian anh ta sống quá cô đơn nên cầu xin có người sống chung, thế là Nguyệt Lão hiện ra, tạo một nương tử cho người này, sau đó se duyên cho hai người nên vợ chồng.

Trong đám cưới cô dâu chú rẻ phải làm đủ phong tục bái lại mới có thể vào động phòng (ảnh chụp màn hình trên trang nhahangadong).

Khi thành thân, cặp vợ chồng sẽ lạy tạ trời đất vì đã tạo ra mối nhân duyên cho họ, lạy tạ Nguyệt lão đã tác thành họ với nhau, và cuối cùng là lạy tạ người bạn đời để thể hiện tình cảm và sự tôn trọng. Tuy nhiên về sau, bái thiên địa cũng là bái cả Nguyệt lão nên người Hoa đã thay đổi lễ thứ hai thành bái thân phụ thân mẫu, hay còn gọi là bái cao đường. Từ đó nghi lễ “Tam bái đường” ra đời và còn tồn tại mãi đến ngày hôm nay.

Trăm năm mới đặng chung thuyền; ngàn năm mới đặng nên duyên vợ chồng

Nhân sinh tại thế, vạn sự đều có nhân duyên, hôn nhân cũng như thế. Một người nam cùng một người nữ có thể kết nên duyên vợ chồng đều là nhờ vào nhân duyên từ tiền kiếp. Cổ ngữ có câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”. Khi một cuộc hôn nhân bắt đầu, chúng ta mới phát hiện rằng hết thảy đều là do thiên định, tuyệt không phải là do con người cầu mà có được…

Có thể bạn quan tâm: Chia sẻ của một cán bộ Nhà nước về một số vấn đề xã hội và Pháp Luân Công