Ban lãnh đạo Ukraine đang bàn luận điều gì?
Hôm 15/12, tờ The Economist đã phỏng vấn ba nhà lãnh đạo cấp cao đang điều hành cuộc chiến ở Ukraine. Trong đó, bài viết có tiêu đề “Volodymyr Zelensky và các tướng của ông giải thích lý do tại sao cuộc chiến đang ở thế cân bằng” vẫn đầy tính tuyên truyền như thường lệ. Tuy nhiên giới quan sát vẫn có thể thu thập được một số thông tin từ đó.
Cuộc phỏng vấn đầu tiên với Tổng thống Zelensky vẫn lặp đi lặp lại những thông tin không có gì mới, khi ông muốn đòi lại biên giới từ năm 1991, nghĩa là ông muốn đòi lại Crimea, vốn không thực tế trong bất kỳ cuộc đàm phán nào với người Nga.
Cuộc phỏng vấn thứ hai là với Tướng Valery Zaluzhny, Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, và cuộc phỏng vấn thứ ba là với Đại tá Oleksandr Syrsky, Chỉ huy lực lượng bộ binh của Ukraine.
Cả ba quan chức cấp cao này của Ukraine đều nhấn mạnh rằng, kết quả của cuộc chiến sẽ phụ thuộc vào vài tháng tới. Họ tin chắc rằng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn sẽ bắt đầu vào tháng Giêng.
Dù vẫn truyền tải không khí lạc quan giả tạo, nhưng The Economist cũng thừa nhận như sau: “Ukraine đã tận hưởng một mùa thu khải hoàn.” Người ta tự hỏi có bao nhiêu nghìn binh sĩ Ukraine đã hy sinh vì chiến thắng đó mà trên thực tế là một cuộc rút lui có kiểm soát tốt của Nga…
Nhưng cả Tướng Zaluzhny và Tướng Syrsky đều không có vẻ đắc thắng. Một lý do là cuộc chiến trên không đang leo thang. Người Nga đã tấn công các nhà máy điện và hệ thống lưới điện của Ukraine bằng máy bay không người lái và tên lửa gần như mỗi tuần kể từ tháng 10, gây ra tình trạng mất điện kéo dài và thường xuyên.”
Tờ The Economist cũng cho biết, “mặc dù Nga đang thiếu tên lửa dẫn đường chính xác, nhưng trong những tuần gần đây, nước này được cho là đã cung cấp máy bay chiến đấu và trực thăng cho Iran để đổi lấy hàng nghìn máy bay không người lái và có lẽ cả tên lửa đạn đạo.”
Như vậy có thể thấy, dù có phần thừa nhận thực tế trên chiến trường đang nghiêng về phía Nga, nhưng vào thời điểm tháng 12 này, truyền thông phương tây dường như vẫn thích thú với chủ đề Nga đang cạn kiệt tên lửa. Tuy nhiên, chủ đề này đã quá cũ, bởi ngay từ hồi đầu tháng 3, hàng loạt các kênh truyền thông cũng đồng loạt đăng tin rằng, Nga sắp hết tên lửa dẫn đường chính xác.
Cũng kể từ đó cho đến tháng 10, chính tờ The Guardian của Anh xác nhận Nga đã sử dụng 4.500 tên lửa dẫn đường chính xác.
Bất chấp nhiều bản tin tường thuật lạc quan về triển vọng của Ukraine, Tướng Zaluzhny đã hiếm hoi đưa ra cảnh báo như sau: “Đối với tôi, có vẻ như chúng ta đang ở bên bờ vực thẳm… Và nếu [lưới điện] bị phá hủy… đó là lúc vợ con của những người lính sẽ bắt đầu
Tổng Tư lệnh Lực lượng Ukraine Zaluzhny cũng thừa nhận rằng quân đội Nga đã thích nghi với các hệ thống HIMARS, rằng người Nga “đã đi di chuyển đến một khoảng cách mà pháo HIMARS không thể với tới. Và chúng tôi không có bất cứ thứ gì tầm xa”.
Tướng Zaluzhny cũng có một cái nhìn khá thực tế về những gì sắp tới như sau:
“…Việc huy động của Nga đã có hiệu quả…Họ sẽ chiến đấu. Sa hoàng [Putin] bảo họ tham chiến, và họ sẽ tham chiến… Họ có thể không được trang bị tốt, nhưng họ vẫn gây ra vấn đề cho chúng tôi. Theo ước tính của chúng tôi, họ có lực lượng dự bị từ 1,2–1,5 triệu người… Người Nga đang chuẩn bị khoảng 200.000 tân binh”.
Thách thức tiếp theo với lực lượng Ukraine là giao tranh đang diễn ra ở Donbass, đáng chú ý nhất là xung quanh thành phố Bakhmut. Tờ Economist đã mô tả Đại tá Oleksandr Syrsky, Chỉ huy lực lượng bộ binh của Ukraine thực hiện cuộc phỏng vấn trong tình trạng mệt mỏi, khuôn mặt sưng húp vì thiếu ngủ, và ông này cho biết chiến thuật của Nga đã thay đổi dưới sự chỉ huy của đại tướng Sergei Surovikin.
Bất chấp giao tranh đang diễn ra ác liệt xung quanh Bakhmut, tờ Economist vẫn mô tả thành phố này “không phải là một địa điểm đặc biệt chiến lược và Ukraine có nhiều tuyến phòng thủ hơn để lùi về hướng đó”.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Nếu Bakhmut không phải là một vị trí chiến lược thì tại sao quân đội Ukraine ngày càng đổ nhiều quân hơn vào đó? Thực tế, người Nga không chỉ đang giành thế kiểm soát Bakhmut, mà còn đang sử dụng mặt trận này để loại bỏ tới 500 binh sĩ Ukraine thiệt mạng hoặc bị thương mỗi ngày.
Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi tổng tư lệnh vũ trang Ukraine, Tướng Zaluzhny nói thêm: “Mong những người lính trong chiến hào tha thứ cho tôi, bây giờ điều quan trọng hơn là tập trung vào việc tích lũy nguồn lực cho các cuộc giao tranh ác liệt và kéo dài hơn có thể bắt đầu vào năm tới”.
Vậy tướng Zaluzhny cần nguồn lực gì? Tướng Zaluzhny tiếp tục đưa ra một danh sách dài nguồn lực mà ông mong muốn để chiến thắng người Nga và giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ trước ngày Nga phát động chiến dịch đặc biệt vào ngày 24/2 như sau: “Tôi biết mình có thể đánh bại kẻ thù này. Nhưng tôi cần tài nguyên. Tôi cần 300 xe tăng, 600-700 xe chiến đấu bộ binh, 500 khẩu pháo. Sau đó, tôi nghĩ đến mốc biên giới vào ngày 23/2 là khá thực tế. Nhưng tôi không thể làm điều đó với hai lữ đoàn. Tôi đã nhận được những gì tôi nhận được, nhưng ít hơn những gì tôi cần”.
Câu hỏi đặt ra là: Vậy bao nhiêu binh sĩ Ukraine sẽ phải ngã xuống trước khi vị tướng của họ có đủ nguồn lực tích lũy này trong tay?
Không rõ tướng Zaluzhny có biết rằng, số lượng khí tài mà ông đang kêu gọi ấy còn nhiều hơn tổng lực lượng thiết giáp của hầu hết quân đội châu Âu, trong bối cảnh các nhà tài trợ vũ khí ở cả Mỹ và EU đều đã cạn kiệt mọi thứ.
Ngoài ra, Ukraine còn đang phải đối mặt với thảm cảnh kinh tế, khi GDP của nước này đã giảm 37% trong quý 2 và 33% trong năm nay. Khi các cuộc tấn công vào mạng lưới điện tiếp tục diễn ra, GDP dự báo sẽ giảm thêm 5 hoặc 10% nữa vào năm tới. Đồng thời Ukraine cũng phải đối mặt với lạm phát trên 20%, thất nghiệp trên 30% và các ngành công nghiệp khai khoáng, kim loại lớn hầu hết đã phải đóng cửa vì mất điện. Có vẻ như sự sụp đổ của nền kinh tế sẽ đốn gục Ukraine và có thể kết thúc chiến tranh sớm hơn bất kỳ hành động quân sự nào.
Thêm nữa, Ukraine đang cần khoảng 38 tỷ đô la ngân sách trong năm tới và ai sẽ chi trả khoản này? Tất nhiên, các thành viên trong khối EU vẫn chưa sẵn sàng gánh vác khoản này, bởi hệ lụy từ lạm phát và khủng hoảng năng lượng đang đè nặng lên nền kinh tế mỗi quốc gia.
Có thể bạn quan tâm: