Hơn 400 cựu nhân viên tình báo đã điều tra gian lận bầu cử
Có thể nhiều người đã bác bỏ các cáo buộc thao túng bầu cử và coi chúng như những tuyên bố phóng đại của những người ủng hộ TT Trump. Nhưng một nhóm độc lập gồm 400 cựu sĩ quan tình báo, những người trước đây đã từng làm việc với Cộng đồng Tình báo (IC), cơ quan thực thi pháp luật, quân đội và tư pháp, đã bắt đầu điều tra những bất thường về bầu cử, theo Visiontimes.
- TT Trump cam kết vẫn thách thức bầu cử sau phiên họp chung ngày 6/1
- Hơn 432.000 phiếu bầu Tổng thống Trump bị xóa ở Pennsylvania
- Thế giới 6/1: Trump sẽ phát biểu tại mít tinh Cứu nước Mỹ; Giám đốc WHO ‘thất vọng’ về Trung Quốc
Ông Robert Caron, cựu nhân viên CIA, là một trong những người thiết lập mạng lưới các cựu sĩ quan này. Khi các cáo buộc gian lận bắt đầu nổi lên sau khi kết quả bầu cử được công bố, nhiều thành viên của mạng lưới đã bắt đầu điều tra.
Hầu hết các thành viên của mạng lưới là tình nguyện viên trong khi một số đang được trả lương. Các sĩ quan tình báo này đã từng làm việc tại CIA, FBI, NSA, DIA, cũng như các cơ quan tình báo ở các quốc gia khác. Ông Caron cho biết mỗi thành viên đã tự mình xác định được các gian lận bầu cử rõ ràng.
“Gian lận quá lớn và trắng trợn, bất chấp những gì các phương tiện truyền thông chính thống đã nói, chúng tôi cần đưa thông tin này ra công chúng… Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều người từ cộng đồng tình báo và cơ quan thực thi pháp luật đang bước ra, điều này là chưa từng thấy”, ông Caron nói với The Epoch Times.
Ông cho biết thêm rằng các thành viên cũng đang điều tra sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử, đặc biệt là của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trong một diễn biến khác gần đây, một nhóm sáu người, trong đó bao gồm ông Peter Navarro và ông Rudy Giuliani, đã công bố cho hàng trăm thượng nghị sĩ những bất thường trong cuộc bầu cử năm 2020.
Cuộc họp trực tuyến, được tổ chức bởi ông Phill Kline thuộc Dự án Amistad, có sự tham gia của các thượng nghị sĩ từ các bang Wisconsin, Michigan, Georgia, Pennsylvania và Nevada. Đây là những bang mà TT Trump đã thách thức kết quả bầu cử. Theo ông Navarro, các thượng nghị sĩ đã rất “giận dữ” trước cách đảng Dân chủ ăn cắp cuộc bầu cử.
“Thông tin này sẽ là cơ sở quan trọng cho các nhà lập pháp tiểu bang khi họ kêu gọi các cơ quan lập pháp tiểu bang điều tra cuộc bầu cử và xem xét việc công nhận kết quả bầu cử tiểu bang của họ”, ông Kline nói trong một tuyên bố.
Cuộc chiến ngày 6 tháng 1
Khi các cuộc điều tra về gian lận bầu cử tiếp tục, ngày 6/1 đang đến rất nhanh. Đây là ngày mà Cử tri đoàn sẽ họp và kiểm phiếu của các đại cử tri tiểu bang và xác định ai sẽ là tổng thống.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows tiết lộ rằng hơn 100 thành viên Hạ viện có kế hoạch phản đối cuộc bỏ phiếu đại cử tri vào ngày hôm đó.
Theo đảng viên Cộng hòa Mo Brooks, nhiều thượng nghị sĩ và dân biểu đang đứng lên để thách thức kết quả vì họ tin rằng tính liêm chính của cuộc bầu cử là rất quan trọng đối với tương lai của nước Mỹ.
Sự phản đối cuộc bỏ phiếu phải được trình bày bằng văn bản và yêu cầu sự ủng hộ của một thành viên từ mỗi viện. Sau khi đạt được tiêu chí này, các thành viên của Thượng viện và Hạ viện sẽ có hai giờ tranh luận và sau đó bỏ phiếu. Nếu kết quả bỏ phiếu cho thấy đa số phiếu của hai viện ủng hộ phản đối kết quả bầu cử, thì lá phiếu của đại cử tri tiểu bang bị thách thức sẽ bị vô hiệu. Điều này sẽ có lợi cho TT Trump dựa trên kết quả hiện tại.