Có rất nhiều lời khuyên về cách giảm cân trên mạng, tuy nhiên hầu hết chúng không được chứng minh là có hiệu quả. Dưới đây là những quan niệm sai lầm phổ biến về quá trình giảm cân.

Giảm cân Tất cả calo đều như nhau

Calo không phải là yếu tố duy nhất của đồ ăn (Ảnh: pexels.com)

Calo là đơn vị tính năng lượng. Tương tự như mét để tính chiều dài, hay kilogam để đo trọng lượng.

Tuy nhiên, không có nghĩa các nguồn cấp calo đều có tác động giống nhau đến cơ thể và cân nặng.

Các loại thực phẩm khác nhau đi qua các con đường trao đổi chất khác nhau. Chúng có những tác động khác nhau đến cơn đói và các hormone điều chỉnh trọng lượng cơ thể.

Ví dụ, một calo từ protein sẽ có tác dụng rất khác với một calo từ chất béo hoặc carb.

Protein cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể phát triển, sửa chữa các thương tổn của mô và cơ.

Các thực phẩm giàu protein

  • Thịt, trứng, sữa,
  • Các loại đậu, đỗ hạt…

Thay thế carbs và chất béo bằng protein có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của cơ thể. Giảm cảm giác thèm ăn, tối ưu hóa chức năng của một số hormone điều chỉnh cân nặng.

Giảm cân là một quá trình tuyến tính

Quá trình giảm cân không phải là một đường thẳng (Ảnh: antranik.org)

Giảm cân không phải luôn là một quá trình tuyến tính 1 chiều. Trong vài ngày chỉ số cân nặng giảm đi. Nhưng trong 1 khoảng thời gian ngắn khác, nó có thể sẽ tăng 1 chút.

Có nhiều lý do, ví dụ bạn có thể vừa ăn xong, cơ thể đang mang nhiều thức ăn hơn. Hoặc người bạn đang giữ nhiều nước hơn bình thường.

Điều này còn rõ ràng hơn ở phụ nữ, vì trọng lượng nước có thể dao động đáng kể trong chu kỳ kinh nguyệt.

Miễn là xu hướng chung đang đi xuống. Còn trong toàn bộ quá trình giảm cân, trọng lượng cơ thể lên xuống 1-2 kg là hoàn toàn bình thường.

Thực phẩm bổ sung giúp giảm cân

Thực phẩm bổ sung có cần thiết? (Ảnh: Pexels.com)

Sản xuất thực phẩm chức năng là một ngành công nghiệp nhiều triệu đô la.

Các công ty sản xuất thực phẩm bổ sung, đều khẳng định sản phẩm của họ có tác dụng lớn trong việc giảm cân. Nhưng các nghiên cứu cho thấy chúng đều có ảnh hưởng rất hạn chế.

Lý do chính mà chất bổ sung hoạt động đối với một số người là hiệu ứng giả dược. Khi sử dụng các chất bổ sung để giảm cân, ta sẽ ý thức hơn về những gì phải ăn.

Chỉ có một số chất bổ sung có tác dụng giảm cân – ở mức rất khiêm tốn. Sản phẩm tốt nhất trong đó chỉ có thể giúp bạn giảm một chút cân nặng trong vài tháng.

Cân nặng chỉ là ý chí, không có yếu tố sinh học

Sẽ không chính xác khi nói rằng trọng lượng của bạn chỉ là do ý chí. Béo phì là một rối loạn rất phức tạp với hàng chục – nếu không muốn nói là hàng trăm yếu tố góp phần.

Di truyền có liên quan đến béo phì và các tình trạng sức khỏe. Chẳng hạn chứng suy giáp và trầm cảm dễ kéo theo nguy cơ tăng cân.

Ví dụ, chứng rối loạn hormone Leptin là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì. (Leptin là một loại hormon được sản xuất bởi các tế bào mỡ. Nó thường được gọi là “hormone no”, hoặc “hormone đói”)

Rối loại hormone Leptin có thể gây những bệnh lý về cân nặng

Leptin thông báo cho bộ não biết rằng cơ thể đã có đủ chất béo. Nếu cơ thể có vấn đề với Leptin, não sẽ hiểu cơ thể đang bị đói, ra tín hiệu bạn cần phải ăn.

Cố gắng ăn ít hơn khi đối mặt với tín hiệu đói do leptin thúc đẩy, thực tế là vô cùng khó khăn.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa là mọi người nên từ bỏ và chấp nhận số phận. Giảm cân vẫn có thể thực hiện được – chỉ là nó sẽ khó hơn so với đa số.

Để giảm cân, hãy ăn ít đi, vận động nhiều hơn

Tham gia các CLB Fitness là cách tốt để có cơ thể khỏe và đẹp (Ảnh:Pexels.com)

Chất béo trong cơ thể chỉ đơn giản là năng lượng dự trữ. Để giảm mỡ, bạn cần đốt cháy calo nhiều hơn lượng được nạp vào. Như vậy ăn ít đi và vận động nhiều hơn sẽ giảm cân là hợp lí.

Lời khuyên này hoàn toàn đúng về mặt lý thuyết, nếu người ta thay đổi lối sống. Nhưng đó là một khuyến nghị không phù hợp cho những người có vấn đề nghiêm trọng về cân nặng. Đi gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn là cần thiết.

Hướng dẫn người bị béo phì đơn giản là ăn ít đi và vận động nhiều hơn, cũng giống như bảo người bị trầm cảm vui lên, hoặc bảo người nghiện rượu uống ít đi.

Ăn sáng là cần thiết để giảm cân

Ăn sáng là cần thiết, nhưng có liên quan đến giảm cân không ?
Bữa sáng đủ chất cho một ngày mới, nhưng có ảnh hưởng đến cân nặng ? (Ảnh: pexels.com)

Các nghiên cứu cho thấy những người bỏ bữa sáng có xu hướng nặng hơn những người ăn sáng. Tuy nhiên, thường những người hay ăn sáng cũng có những thói quen sống lành mạnh.

Trên thực tế, có một nghiên cứu kéo dài 4 tháng ở 309 người trưởng thành. Họ đã so sánh và không tìm thấy mối liên hệ giữa thói quen ăn sáng và cân nặng.

Cũng có một lầm tưởng rằng bữa sáng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, và ăn nhiều bữa nhỏ khiến bạn đốt cháy nhiều calo hơn trong ngày.

Tốt nhất nên ăn khi đói và dừng lại khi no. Ăn sáng nếu bạn muốn, nhưng đừng mong đợi nó sẽ ảnh hưởng lớn đến cân nặng của bạn.

Thức ăn nhanh gây béo phì

Đồ ăn nhanh đã rất phổ biến trong xã hội hiện đại (Ảnh: pexels.com)

Không phải tất cả đồ ăn nhanh đều không lành mạnh.

Do ý thức về sức khỏe của mọi người được nâng cao, nhiều chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đã bắt đầu cung cấp các lựa chọn lành mạnh hơn.

Một số, chẳng hạn như Chipotle (một chuỗi nhà hàng ở Mỹ), thậm chí tập trung hoàn toàn vào việc phục vụ các loại thực phẩm lành mạnh.

Bạn có thể mua thứ gì đó tương đối tốt cho sức khỏe ở hầu hết các nhà hàng thức ăn nhanh. Họ có cung cấp các lựa chọn đồ ăn lành mạnh, bên cạnh các menu chính về đô ăn nhanh.

Những thực phẩm này có thể không đáp ứng đầy đủ nhu cầu nếu bạn quan tâm đến sức khỏe. Nhưng chúng vẫn là một lựa chọn phù hợp nếu bạn không có thời gian để nấu nướng.

Chế độ ăn kiêng là cần thiết để giảm cân

Có nên tự gây sức ép bằng chế độ ăn kiêng đẻ giảm cân ? (Ảnh: pexels.com)

Ngành công nghiệp giảm cân muốn bạn tin rằng chế độ ăn kiêng có tác dụng giảm cân.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn kiêng hiếm khi có tác dụng lâu dài. Đáng chú ý, 85% người ăn kiêng cuối cùng tăng cân trở lại trong vòng một năm.

Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng những người ăn kiêng có nhiều khả năng tăng cân trong tương lai.

Sự thật là có lẽ bạn không nên giảm cân bằng tư duy ăn kiêng. Thay vào đó, hãy biến nó thành mục tiêu để thay đổi lối sống của bạn vĩnh viễn và trở thành một người khỏe mạnh hơn, hạnh phúc hơn và phù hợp hơn.

Người béo phì luôn yếu, còn người gầy thì khỏe mạnh

Giảm cân, có phải cứ gầy là tốt hơn béo không ?
Có phải cứ gầy gò là khỏe mạnh ?

Đúng là béo phì làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim và một số bệnh ung thư.

Tuy nhiên, rất nhiều người bị béo phì đều khỏe mạnh về mặt trao đổi chất – và rất nhiều người gầy cũng mắc các bệnh mãn tính này.

Có vẻ như chất béo tích tụ ở đâu mới là quan trọng. Nếu bạn có nhiều chất béo ở vùng bụng, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa cao hơn.

Có thể bạn quan tâm: